Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tại EIU, được hợp tác thành lập giữa Becamex IDC, VSIP, EIU. IIC tại EIU sẽ là nền tảng quan trọng trong hệ sinh thái sản xuất công nghiệp trong việc đào tạo lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai và thúc đẩy chuyển đổi, nâng cấp liên tục của doanh nghiệp sản xuất với các hoạt động toàn diện: giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển, giới thiệu công nghệ, đánh giá mức độ sẵn sàng và tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ 4.0 phù hợp giúp cải thiện năng suất và quy trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát tiếp theo, EIU sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhằm đồng hành với doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi công nghiệp 4.0.

Xem thêm
Vinh dự là điểm đến cho các hợp tác đổi mới và sáng tạo và tìm kiếm công nghệ, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 được giới thiệu như một điểm đến nổi bật về khoa học kỹ thuật tới các đoàn lãnh đạo cấp cao mỗi khi đến thăm Bình Dương.
Đón tiếp thủ tướng Phạm Minh Chính tại TECHFES 2022
Hội đồng lý luận trung ương
Đoàn bộ trưởng bộ giáo dục
Đoàn ban kinh tế trung ương
Đón tiếp Sở Y tế Bình Dương
Thống đốc bang Nebraska- Hoa Kỳ Jim Pillen
Đoàn giáo sư NUS ( Đại học quốc gia Singapore)
Đại diện A*STAR, Bà Maria Vergo – Trợ lý giám đốc cấp cao, Liên minh chiến lược Al ARTC Quản lý liên minh, ROS-INDUSTRIAL CONSORTIUM ASIA PACIFIC
Đoàn lãnh đạo Omron
Lãnh sự quán Anh
Cơ sở vật chất
Từng khu vực tại IIC được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp tương ứng với từng giai đoạn chuyển đổi số. Tại đây, chúng tôi giới thiệu các hệ thống thiết bị và quy trình hiện đại nhất trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khám phá và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất.

Cơ sở vật chất tại IIC – Kết nối hiện tại với tương lai
Từng khu vực tại IIC được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp tương ứng với từng giai đoạn chuyển đổi số. Tại đây, chúng tôi giới thiệu các hệ thống thiết bị và quy trình hiện đại nhất trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khám phá và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
1. Khu vực Số hóa: Với trọng tâm vào việc tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất máy móc truyền thống, khu vực này là điểm khởi đầu lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn bắt đầu hành trình số hóa. Các thiết bị tại đây, bao gồm máy cơ khí và CNC cũ, được tích hợp cảm biến thông minh giúp theo dõi trạng thái vận hành và dự đoán trước sự cố. Toàn bộ dữ liệu từ các máy được thu thập và hiển thị trên bảng điều khiển thông minh (Smartdashboard), cung cấp cho người vận hành cái nhìn tổng quan và khả năng ra quyết định chính xác, góp phần giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn sản xuất.
2. Khu vực Thông minh: Đây là nơi giới thiệu các hệ thống thông minh từ hệ thống nhà kho thông minh (Smart Warehouse) cho đến nhà máy thông minh (Smart Factory).
- Nhà kho thông minh được thiết kế và phát triển bởi chính đội ngũ giảng viên và học sinh, chuyên viên tại EIU với mục tiêu phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Sức chứa 1,372 pallet, vận hành nhờ các thuật toán AI tối ưu hóa vị trí lưu trữ và cải thiện hiệu suất quản lý kho.
- Nhà máy thông minh tại IIC, với sự phối hợp của các hệ thống như robot di động, cánh tay robot, MES và thực tế tăng cường (AR), là mô hình hoàn chỉnh cho sản xuất thông minh – giúp quý vị hình dung trực tiếp về tiềm năng mà công nghệ tiên tiến có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Nền tảng học hỏi và phát triển chuyên môn
Không chỉ giới hạn ở việc cung cấp các giải pháp công nghệ, IIC còn là nơi đào tạo chuyên môn sâu rộng, với các khóa học ngắn hạn về PLC, robot, điện công nghiệp, và nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác. Nhiều công ty lớn như Ansell Vina, Festo VN, Friesland Campina, và Nestle đã chọn IIC làm nơi đào tạo, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức mới nhất cho đội ngũ nhân sự của mình.
Hợp tác cùng IIC – Hướng đến một tương lai phát triển bền vững
Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ chuyên gia tận tâm, IIC sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi giai đoạn chuyển đổi số, từ khâu đào tạo đến triển khai các giải pháp công nghệ. Chúng tôi hân hạnh được mời quý vị đến tham quan và trải nghiệm những công nghệ tiên tiến nhất mà IIC cung cấp, và cùng nhau hướng tới những giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất và quản lý.
Đào tạo doanh nghiệp
Từng khu vực tại IIC được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp tương ứng với từng giai đoạn chuyển đổi số. Tại đây, chúng tôi giới thiệu các hệ thống thiết bị và quy trình hiện đại nhất trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khám phá và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
Các lĩnh vực đào tạo chuyên sâu tại IIC bao gồm:
Khí nén
- Hiểu về công nghệ khí nén trong tự động hóa,
- Bảo trì phòng ngừa tổng thể của hệ thống khí nén
- Thiết kế hệ thống khí nén nâng cao
Thuỷ lực
- Nguyên tắc cơ bản của hệ thống thủy lực
- Bảo trì và sửa chữa hệ thống thủy lực
- Thiết kế hệ thống thiết bị thủy lực
Cảm biến và cảm biến thông minh
- Các nguyên tắc cơ bản về cảm biến và cảm biến thông minh với IO-Link
Tự động hoá công nghiệp
- Lập trình PLC- Cơ bản
- Lập trình PLC – HMI
- Lập trình PLC và mạng truyền thông
Robot ứng dụng
- Điều khiển Robot
- Robot công nghiệp
Lập trình và ứng dụng Python
- Lập trình và ứng dụng Python
Điện công nghiệp
- Điện công nghiệp
Công nghiệp 4.0 và ứng dụng
- Số hóa máy gia công cơ khí truyền thống
- Nhà máy thông minh
Quản trị công nghiệp
- Tổng quan về hệ thống quản trị TPM
- Chiến lược bảo trì và bảo trì bảo dưỡng theo điều kiện (CBM)
IIC cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, tùy theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Chúng tôi linh hoạt tổ chức đào tạo tại cơ sở doanh nghiệp hoặc trực tiếp tại trung tâm IIC, nơi được trang bị các thiết bị hiện đại. Ngoài ra, đối với những khóa đào tạo đòi hỏi thời gian dài hoặc di chuyển xa, IIC sẵn sàng hỗ trợ nơi nghỉ ngơi và điều kiện học tập tốt nhất cho người học.
Qua phản hồi tích cực từ các đối tác về hiệu suất và năng lực làm việc của nhân viên sau khóa học, IIC hân hạnh được đồng hành cùng các đối tác trong 2 năm qua như Festo, Fujiya và Ansell minh chứng cho sự tin tưởng và thay đổi tích cực về chuyên môn khi lựa chọn gửi nhận sự đào tạo hàng năm tại IIC.
Lớp đào tạo khí nèn cho Ansell
Lớp đào tạo cho giảng viên, giáo viên ngành Điện công nghiệp, Diện 10 – Tự Động hóa và Điện lạnh Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc – Quảng Ngãi
Lớp học đào tạo khóa học điện công nghiệp (IEL11) tại IIC
Lớp đào tạo khí nén cho công ty Nestle
IIC – Đối Tác Đổi Mới Sáng Tạo, Tự Động Hóa và Số Hóa Doanh Nghiệp
Tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo 4.0 (IIC), chúng tôi luôn tập trung vào tính ứng dụng thực tiễn trong mọi dự án nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Thông qua việc hợp tác sâu rộng với doanh nghiệp, IIC không chỉ cung cấp các giải pháp số hóa toàn diện mà còn là cơ hội giúp bàn giao công nghệ mới tới doanh nghiệp nhằm hỗ trợ theo dõi quy trình sản xuất và cung cấp dữ liệu trực quan, giúp cải thiện hiệu suất và chất lượng sản xuất. Dựa vào công nghệ IoT, việc triển khai ứng dụng quản lý trên đa nền tảng như PC, Web, và App sẽ đảm bảo sự kết nối liên tục giữa các phòng ban, giúp cải thiện tính nhất quán và hiệu quả trong lưu trữ và quản lý dữ liệu nâng cao hiệu quả trong quá trình truy xuất, thống kê và xử lý dữ liệu.
Quá trình thực hiện dự án
- Đánh giá và khảo sát thực tế:
Chúng tôi bắt đầu bằng việc đến trực tiếp nhà máy hoặc khu vực sản xuất để khảo sát tổng thể từ thiết bị máy móc đến quy trình vận hành hiện có. Việc này cho phép chúng tôi hiểu rõ những điểm mạnh và khó khăn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các đề xuất thiết bị đo lường, giải pháp công nghệ chính xác và phù hợp nhất. - Nghiên cứu và phát triển (R&D):
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu và hiện trạng, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình lên ý tưởng và thiết kế giải pháp. Tại giai đoạn này, chúng tôi làm việc chặt chẽ với doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm mẫu, thực hiện thử nghiệm ban đầu và tiếp nhận phản hồi. Việc này giúp đảm bảo rằng giải pháp không chỉ phù hợp về mặt kỹ thuật mà còn dễ dàng áp dụng vào quy trình sản xuất thực tế của doanh nghiệp. - Triển khai và tích hợp hệ thống:
Khi giải pháp được phê duyệt, chúng tôi tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm tại nhà máy. Đội ngũ kỹ thuật của IIC sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp theo dõi quá trình vận hành ban đầu, xử lý sự cố nếu có và điều chỉnh hệ thống để đạt được hiệu suất tối ưu. Không chỉ dừng lại ở việc lắp đặt, mà còn tích hợp giải pháp với các hệ thống hiện có của doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu được thu thập và quản lý hiệu quả. - Theo dõi và tối ưu hóa liên tục:
Sau khi hệ thống được đưa vào vận hành, chúng tôi tiếp tục theo dõi quá trình hoạt động, thu thập dữ liệu và thực hiện các phân tích sâu để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định. Nếu có bất kỳ phản hồi hoặc yêu cầu điều chỉnh từ doanh nghiệp, IIC sẽ hỗ trợ tối ưu hóa, đảm bảo giải pháp luôn đáp ứng yêu cầu phát triển và tăng trưởng.
Quá trình trên hỗ trợ doanh nghiệp tìm được sản phẩm công nghệ phù hợp; đảm bảo quá trình hoàn thiện hệ thống vận hành một cách thông minh và hiệu quả. IIC cam kết cung cấp các giải pháp số hóa giúp doanh nghiệp làm chủ công nghệ, từ đo lường hiệu suất máy móc đến quản lý nhân sự và quy trình vận hành.
Dự án số hóa hệ thống 7 máy CNC tại doanh nghiệp
Thách thức và cơ hội trong thời đại công nghiệp 4.0
Đối tác thực hiện dự án là điển hình của một doanh nghiệp nhỏ và vừa với đang trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất gặp khó khăn trong quản lý hệ thống máy móc hiện đại cùng lực lượng lao động đông đảo và bài toán giám sát và tối ưu hóa hiệu suất là một thách thức lớn trong thời kỳ số hóa. Thiếu công cụ phù hợp khiến họ gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả làm việc, từ đó dẫn đến các vấn đề về vận hành, chấm công, ghi nhận đơn hàng, và quản lý thời gian không đảm bảo. Sự thiếu đồng bộ giữa các bộ phận cũng làm giảm hiệu quả sản xuất và bảo trì, gây chậm trễ trong việc xử lý sự cố. Vì vậy, họ cần những công cụ phân tích toàn diện giúp đánh giá hiệu quả từ máy móc đến nhân công, để xây dựng chiến lược phát triển bền vững và phù hợp với xu hướng công nghiệp hiện đại.
Giải pháp IoT cho quy trình sản xuất tại nhà máy
Qua những mô tả cùng các buổi trao đổi trực tiếp tại doanh nghiệp, IIC đã lập bản kế hoạch và đưa ra những giải pháp giúp giải quyết những vấn đề được nêu trên dựa trên hệ thống cảm biến, lập trình PLC và HMI, điện công nghiệp và công nghệ số hoá 4.0, gồm:
- Lắp đặt thêm cảm biến và hệ thống đèn báo giúp doanh nghiệp có thể giám sát trạng thái chạy của máy và phát hiện sự cố kịp thời.
- Thiết kế màn hình (HMI) ghi chép dữ liệu về PLC, đồng thời liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu giúp cập nhật thông tin chính xác theo thời gian thực từ người vận hành máy, đơn hàng và thời gian gia công lên hệ thống quản lý giúp theo dõi hiệu suất và tiến độ làm việc.
Triển khai hệ thống số hóa tại nhà máy
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý, lưu trữ dữ liệu được số hoá từ các máy giúp doanh nghiệp truy xuất lịch sử sản xuất và tính toán, đánh giá hiệu suất hiệu quả và hiển thị trên Dashboard.
Phần mềm quản lý và thống kê
Kết quả dự án
Doanh nghiệp bây giờ có thể lập kế hoạch sản xuất chi tiết, quản lý lịch trình chạy máy, theo dõi nhân sự và tiến độ làm việc trên phần mềm quản lý.
Tiếp nối sự thành công từ dự án số hóa 7 máy, công ty tiếp tục mở rộng quy mô số hóa với tầm nhìn số hóa toàn bộ doanh nghiệp trong tương lai thông qua một hợp tác phát triển phần mềm mới trên nền tảng Web giúp thông tin, kết nối với toàn bộ phòng ban trong công ty.
Phần mềm quản lý của công ty trên nền tảng Web
Hợp Tác Nghiên Cứu cùng Doanh Nghiệp tại Bonfiglioli, Ý
Xem bài viết liên quan: Bonfiglioli Việt Nam và Trường Đại học Quốc tế Miền Đông: Hành trình xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và phát triển nguồn nhân lực toàn cầu
Chú trọng kết hợp nghiên cứu và triển khai công nghệ thực tiễn cho các doanh nghiệp, mang đến những giải pháp số hóa tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý. IIC sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật và nhân lực giúp mang công nghệ về với doanh nghiệp. Một trong những đối tác lớn của chúng tôi là Bonfiglioli, một doanh nghiệp hàng đầu tại Ý, nơi nhân sự IIC có cơ hội thử sức cùng phát triển và nghiên cứu các dự án liên quan tới công nghệ 4.0.
1. Dự án 1: Giải pháp số hóa kết nối dữ liệu thiết bị sản xuất trên toàn cầu
Chúng tôi đã hợp tác với nhóm “Sản xuất Kỹ thuật số IoT & Công nghiệp kỹ thuật số” từ Bộ phận Thông tin, Truyền thông & Công nghệ của Bonfiglioli, cùng phát triển các giải pháp kết nối máy móc sản xuất trên toàn cầu. Dự án này hướng tới mục tiêu:
- Giám sát và thu thập dữ liệu từ các máy móc tại các nhà máy ở nhiều quốc gia khác nhau.
- Phân tích dữ liệu để tạo kế hoạch chiến lược toàn cầu, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
2. Dự án 2: Quản lý và giám sát hệ thống AGV tự hành
IIC cũng chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hệ thống Xe tự hành (AGV) của Bonfiglioli, đảm bảo:
- Giám sát lỗi, chẩn đoán và phân tích hiệu suất của AGV.
- Tích hợp liền mạch hệ thống AGV với máy CNC 7 trục hiện đại, đảm bảo quy trình sản xuất tự động hóa tối ưu và hiệu quả.
3. Dự án 3: Kiểm tra chất lượng và tối ưu hóa sản phẩm
Chúng tôi đã thiết kế các mô hình giá đỡ mới kiểm tra chất lượng vỏ hộp số, và vận hành máy kiểm tra chất lượng CMM để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về độ chính xác và chất lượng của sản phẩm.
Điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế
IIC tự hào là một điểm đến uy tín cho các sinh viên và chuyên viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới để nghiên cứu và phát triển dự án. Với mạng lưới hợp tác quốc tế sâu rộng, chúng tôi liên kết với các trường học và doanh nghiệp toàn cầu để mang đến những cơ hội trao đổi sinh viên và tạo môi trường học tập chuyên nghiệp, nơi sinh viên được rèn luyện năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.


Đoàn sinh viên tham quan từ Singapore Polytechnic
Đoàn sinh viên tham quan từ Malaysia
Hội doanh nhân trẻ Singapore
Đoàn tham dự hội nghị HORAS
Đến với IIC, sinh viên được tiếp cận những dự án mang tính ứng dụng cao, phù hợp với các xu hướng công nghệ toàn cầu, từ số hóa, trí tuệ nhân tạo đến tự động hóa quy trình sản xuất. Đội ngũ chuyên chuyên viên IIC luôn đảm bảo chuyên môn sâu rộng và tính chuyên nghiệp trong quá trình nghiên cứu, giúp sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức mà còn phát triển kỹ năng thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng sau khi hoàn thành chương trình.
Background Dự Án Thực Tập: Đổi Mới Sáng Tạo, IoT và Số Hóa
Nhóm sinh viên NYP thực tập tại IIC tháng 04/2024
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc áp dụng đổi mới sáng tạo trở thành một yếu tố then chốt giúp các tổ chức duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, Internet of Things (IoT) và các giải pháp số hóa đã mở ra những cơ hội vô cùng tiềm năng cho việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý và cung cấp dịch vụ.
Tháng 4 năm 2024 này, Trường Cao Đẳng Nanyang Polytechnic (NYP) Singapore đã hợp tác cùng Trung tâm IIC và Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức chương trình thực tập tốt nghiệp, 5 nhóm sinh viên quốc tế được chọn đến thực hiện các dự án đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Những sinh viên này đã gắn bó 3 tháng tại IIC, cùng làm việc, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng nhằm hiện đại hóa nhà máy và giám sát thông minh giúp tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng công việc.
Chương trình này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và cọ xát với những công nghệ tiên tiến, từ đó phát triển những ứng dụng thực tiễn phù hợp với nhu cầu hiện đại. Thông qua việc tham gia vào các dự án cụ thể, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức lý thuyết mà còn thực hành kỹ năng trong việc phát triển giải pháp IoT, thiết kế giao diện người dùng và phân tích dữ liệu.
Xem thêm bài viết liên quan: Sinh viên Trường Nanyang Polytechnic (Singapore) thực tập tốt nghiệp tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Các đề tài nổi bật của sinh viên
1. Số hoá và phát triển phần mềm Dashboard thông minh
Mục tiêu: Cải thiện khả năng giám sát hoạt động của máy phay trong thời gian thực qua nâng cấp khả năng giao tiếp của máy phay dự trên hệ thống cơ sở dữ liệu và PL giúp tăng hiệu quả hoạt động của máy.Thiết kế giao diện quản lý cải thiện trải nghiệm người dùng, đảm bảo giao diện dễ dàng truy cập và sử dụng đối với người vận hành và người quản lý. Cho phép sắp xếp, xuất file và phân tích dữ liệu hiệu suất, lịch sử hỗ trợ phân tích xu hướng và ra quyết định.
Mở rộng: Đưa ứng dụng Dashboard lên Mobile App cho phép giám sát và điều khiển trạng thái hoạt động từ xa.
Ứng dụng Dashboard thông minh trên Destop và Mobile App.
Giải pháp nâng cấp giám sát máy phay mang lại nhiều ứng dụng thiết thực. Đầu tiên, nó cho phép giám sát tình trạng máy phay trong thời gian thực, giúp phát hiện sớm sự cố và tăng hiệu suất hoạt động. Giao diện thân thiện với người dùng dễ dàng sử dụng, giảm thời gian đào tạo cho người vận hành. Bên cạnh đó, giải pháp hỗ trợ phân tích dữ liệu về hiệu suất và lịch sử hoạt động, từ đó giúp người quản lý ra quyết định chính xác hơn. Việc điều khiển máy phay từ xa qua ứng dụng di động cũng tạo ra sự linh hoạt trong quản lý. Cuối cùng, tính năng dự đoán sự cố giúp cảnh báo sớm, giảm thiểu rủi ro và chi phí bảo trì, góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất.
2. Phát triển ứng dụng Android quản lý hệ thống nhà kho thông minh
Mục tiêu: Phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ IoT cho phép giao tiếp PLC, Cơ sở dữ liệu SQL và điện thoại giúp giám sát quá trình nhập, xuất và thông tin cho hệ thống nhà kho từ xa trên nhiều thiết bị.
Mở rộng: Lập trình nhúng hệ thống quản lý nhà kho giao tiếp với hệ thống cơ sở dữ liệu để nhập và xuất hàng ngay trên điện thoại.
Ứng dụng quản lý nhà kho thông minh.
Dự án này, xuất phát từ phần mềm quản lý nhà kho điện tử (EWMS) tại IIC, ứng dụng công nghệ IoT để tái cấu trúc chương trình quản lý kho, mang lại sự linh hoạt, khả năng theo dõi từ xa và kết nối không giới hạn. Trong thực tế doanh nghiệp, giải pháp này cho phép quản lý kho hàng một cách hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu sai sót trong quy trình nhập xuất hàng. Người quản lý có thể giám sát tình trạng hàng hóa và tồn kho mọi lúc, từ bất kỳ đâu, nhờ vào ứng dụng trên thiết bị di động.
Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ tối ưu hóa quy trình vận hành, như tự động hóa báo cáo và phân tích dữ liệu về hiệu suất kho, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Điều này không chỉ cải thiện năng suất mà còn giảm chi phí vận hành, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
3. Xây dựng Dashboard giám sát các máy và tích hợp AI quản lý sự cố.
Mục tiêu: Nghiên cứu phát triển giải pháp, viết chương trình điều khiển, thiết kế giao diện SCADA LabVIEW để giám sát thông tin vận hành của các máy truyền thống và lưu trữ dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu SQL.
Mở rộng:Tạo Web Server để giám sát dữ liệu trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động, mô hình AI để dự đoán sự cố của máy và Chatbot Responsive để giải đáp các thắc mắc về máy.
Dashboard giám sát các máy và tích hợp AI quản lý sự cố
Dự án hướng tới mở rộng khả năng giám sát, dự án sẽ tạo Web Server cho phép người dùng truy cập và giám sát dữ liệu trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động. Việc tích hợp mô hình AI sẽ giúp dự đoán sự cố của máy, cho phép người quản lý chủ động trong việc bảo trì và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động. Ngoài ra, Chatbot Responsive sẽ được triển khai để giải đáp các thắc mắc về máy, cung cấp thông tin nhanh chóng và hỗ trợ người dùng trong quá trình vận hành.
Ứng dụng của dự án này trong doanh nghiệp thực tế không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của máy móc mà còn tạo điều kiện cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí vận hành.
4. Xây dựng mô hình Digital Twin cho hệ thống nhà kho thông minh (SWH)
Tháng 9 năm 2024, Trường Cao Đẳng Nanyang Polytechnic (NYP) Singapore tiếp tục hợp tác với Trung tâm IIC và Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức chương trình thực tập tốt nghiệp cho một nhóm sinh viên quốc tế được chọn. Trong chương trình này, các sinh viên sẽ đến Việt Nam thực hiện các dự án đổi mới sáng tạo, tập trung vào nghiên cứu phát triển IoT (Internet vạn vật kết nối) và Digital Twin (Bản sao số hóa).
Nhóm thực tập sinh NYP thực hiện dự án Digital Twin, 10/2024
Tận dụng trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất tại IIC, các sinh viên sẽ triển khai dự án về số hóa và xây dựng mô hình Digital Twin cho hệ thống nhà kho thông minh. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về lập trình PLC, giao tiếp với thiết bị IoT và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, IIC còn khuyến khích sinh viên phát triển ý tưởng đổi mới sáng tạo và cá nhân hóa sản phẩm. Điều này tạo điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức và trải nghiệm từ quá trình học tập tại Singapore vào thực tiễn tại Việt Nam.
Đánh giá Chỉ số Sẵn sàng Công nghiệp Thông minh (SIRI)
Với tầm nhìn hiện đại hóa và tự động hóa TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. HCM chính thức ra mắt vào ngày 25/09/2024, với sứ mệnh thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Một trong những trọng tâm của trung tâm là áp dụng chỉ số Sẵn Sàng Công Nghiệp Thông Minh SIRI (Smart Industry Readiness Index) – công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi lên Công nghiệp 4.0.
Để bắt đầu hành trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp, chỉ số SIRI là một công cụ chuẩn đoán mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về các khía cạnh chính của các khái niệm Công nghiệp 4.0 / Internet vạn vật kết nối trong công nghiệp (IIOT), cũng như để đánh giá tình trạng hiện tại của các cơ sở sản xuất. SIRI cung cấp phân tích thực tế trên ba nền tảng cơ bản của Công nghiệp 4.0, giúp chia nhỏ các khái niệm phức tạp thành ba trụ cột chính: Quy trình, Công nghệ và Tổ chức, nhằm cung cấp một góc nhìn rõ ràng, dễ hiểu về những lợi ích cụ thể và hữu hình mà Công nghiệp 4.0 mang lại.
Việc áp dụng SIRI không chỉ giúp doanh nghiệp có được một đánh giá toàn diện về hiện trạng hệ thống và quy trình sản xuất của mình, mà còn hỗ trợ họ nhận ra những lợi ích lớn từ quá trình chuyển đổi số. Bằng cách xác định các bước chuyển đổi cụ thể, SIRI giúp doanh nghiệp tiếp cận một lộ trình hiện đại hóa có mục tiêu, từ đó biến các khái niệm Công nghiệp 4.0 thành giá trị kinh doanh thực tế.
Chuyên gia đào tạo SIRI từ TUV SUD tới giảng dạy tại EIU
Xem thêm bài viết liên quan: Khóa tập huấn “Đánh giá viên sử dụng bộ tiêu chuẩn SIRI (Smart Industry Readiness Index) để đánh giá mức độ Thông minh (I4.0) cho Doanh nghiệp”
Trong nỗ lực này, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tại EIU đã tiên phong trong việc đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn SIRI. Vào tháng 8/2023, IIC đã hợp tác với TÜV SÜD – Singapore tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá viên SIRI,” giúp các chuyên gia tại EIU nâng cao chuyên môn và kỹ năng đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp đối với Công nghiệp 4.0. Đặc biệt, TS. Lê Ngọc Huẩn, Giám đốc trung tâm IIC, đã xuất sắc đạt chứng nhận Đánh giá viên SIRI. Với vai trò này, TS. Huẩn sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xác định rõ lộ trình chuyển đổi số, xây dựng chiến lược phát triển hướng tới sản xuất thông minh và bền vững.
Chứng nhận đánh giá viên SIRI
Chứng nhận Đánh giá viên SIRI không chỉ khẳng định năng lực chuyên môn của TS. Huẩn mà còn mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp. Bằng việc thiết lập một hiểu biết chung về Công nghiệp 4.0, giúp phân tích rõ ràng các lợi ích cụ thể của từng bước chuyển đổi, doanh nghiệp có thể bắt đầu quá trình hiện đại hóa một cách hiệu quả, nhận ra toàn bộ lợi ích từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Tọa đàm thành lập chuỗi trung tâm chuyển đổi số tỉnh Bình Dương
TS. Lê Ngọc Huẩn, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, đã chia sẻ tại Tọa đàm về thành lập chuỗi trung tâm chuyển đổi số tỉnh Bình Dương, diễn ra ngày 20/4 do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức. Sự kiện nhằm tham vấn ý kiến từ các chuyên gia và doanh nghiệp về việc vận hành hiệu quả trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuẩn bị cho việc thành lập chuỗi trung tâm tư vấn chuyển đổi số của tỉnh vào ngày 26/4.
Chuỗi trung tâm chuyển đổi số này là kết quả từ kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị Giao ban công tác quản lý Nhà nước quý III/2024. Những kinh nghiệm được chia sẻ từ EIU và các chuyên gia sẽ giúp Sở Thông tin và Truyền thông định hướng tổ chức, góp phần thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số, và xã hội số tại Bình Dương.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
Xem thêm bài viết liên quan: Hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Sự kiện "Giải pháp Tự động hóa & Kết nối Giao thương Công nghiệp" được tổ chức bởi Sở Công thương
Vào chiều ngày 17 tháng 5 năm 2024, Hội thảo “Giải pháp Tự động hóa & Kết nối Giao thương Công nghiệp” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, do Sở Công Thương, Tổng công ty Becamex IDC, Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương, và Công ty TNHH Coex Vina tổ chức. Sự kiện thu hút nhiều đơn vị và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa. Hội thảo gồm các phiên thảo luận chuyên đề và hoạt động kết nối doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, và thúc đẩy giao thương công nghiệp tại Bình Dương.
Tọa đàm về Tự động hoá và Thúc đẩy Kết nối Giao thương tại Sở Công thương
Xem thêm bài viết liên quan: Hội thảo Giải pháp tự động hóa & Kết nối giao thương công nghiệp
Tọa đàm về “Công nghiệp 4.0 và bộ đánh giá SIRI” tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật
Ngày 17 tháng 10 năm 2024, Phòng KHCN tổ chức Tọa đàm “Industry 4.0 and SIRI Framework” nhằm cung cấp thông tin về chiến lược phát triển công nghiệp 4.0. Tọa đàm tập trung giúp giảng viên hiểu cách ứng dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý, và nghiên cứu. Ngoài ra, sự kiện còn giới thiệu về SIRI Framework – công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp, hỗ trợ hoạch định chiến lược và phát triển bền vững. TS. Lê Ngọc Huẩn từ Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã chia sẻ bài tham luận về chủ đề này.
Giới thiệu về SIRI tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Xem bài viết liên quan: Tọa đàm về “Công nghiệp 4.0 và bộ đánh giá SIRI” tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật
Khảo sát đánh giá SIRI
Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp, một xu hướng tất yếu nhưng đầy thách thức trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. EIU, với hệ sinh thái gồm các trung tâm nghiên cứu và đổi mới như Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp 4.0, đang đồng hành cùng doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số.
Vừa qua, EIU đã tổ chức đánh giá chỉ số sẵn sàng Công nghiệp thông minh (SIRI) cho Công ty CAMV Corporation Việt Nam. Qua công tác trao đổi với nhóm chuyên gia từ EIU và IIC, nhóm chuyên gia đã sử dụng bộ chỉ số SIRI giúp đánh giá tình hình doanh nghiệp trên các khối Quy trình, Công nghệ, và Tổ chức, từ đó đưa ra khuyến nghị chuyển đổi số phù hợp.
Đánh giá SIRI tại công ty CAMV tại Long An
Trao đổi về nội dung của SIRI tại công ty CAMV tại Long An
Xem thêm bài viết liên quan: Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đồng hành cùng doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả giải pháp về chuyển đổi số
Thông tin liên hệ
Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC)
✉️ Email: i4.0@eiu.edu.vn
📞 Phone: (+84) 0913 185137
