Với nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Kỹ thuật chú trọng nâng cao năng lực và tạo thêm “giá trị gia tăng” cho người học thông qua các chương trình đào tạo có tính tích hợp cao, được cải tiến liên tục; chương trình được thiết kế có tỷ lệ trải nghiệm, thực hành cao dựa trên hệ thống 15 phòng thực hành với trang thiết bị hiện đại, 3 trung tâm gồm trung tâm sản xuất tiên tiến (AMC), trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC), Trung tâm các giải pháp bền vững EIU-Sembcorp (SSC), 1 phòng thí nghiệm chế tác mở (FabLab) và 1 không gian trải nghiệm STEM (Science-Technology-Engineering-Maths); chương trình ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực như học tập dựa vào thực hiện dự án, học tập dựa trên phục vụ cộng đồng; chương trình có các hoạt động học tập – nghiên cứu gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, cộng đồng, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp; chương trình được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, và nhiệt huyết gồm 1 PGS.TS, 11 Tiến sĩ và 18 Thạc sĩ được đào tạo bài bản từ nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên kỹ thuật sau tốt nghiệp có kỹ năng tiếng Anh 6.0 IELTS, đây là lợi thế cạnh tranh khi tìm việc làm với mức lương cao trong môi trường đa quốc gia và cũng là lợi thế để sinh viên sau tốt nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội học sau đại học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Khoa Kỹ thuật đang và sẽ tăng cường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong trong các lĩnh vực như công nghệ gia công tiên tiến, công nghệ 4.0, robot, nhà xưởng – nhà kho thông minh, Internet vạn vật, deep learning (học sâu), machine learning (học máy), mạng lưới truyền thông thông minh, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và các giải pháp bền vững nhằm bắt nhịp với sự chuyển đổi kỹ thuật công nghệ đang diễn ra rất nhanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho người học trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Khoa Kỹ thuật chú trọng kết hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, đối tác trong hệ thống các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp. Đặc biệt, Khoa Kỹ thuật luôn tìm kiếm các dự án xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp để giảng viên và sinh viên cùng tham gia, giúp nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tham gia học tại khoa Kỹ thuật, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, người học có cơ hội kết nối và phát huy năng lực bản thân trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Bình Dương, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bật, với tỷ trọng công nghiệp cao, nằm trong nhóm đầu các địa phương có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; nơi là thủ phủ các khu công nghiệp, mô hình các khu công nghiệp hiện đại tại Bình Dương điển hình như VSIP (hợp tác giữa Becamex, Việt Nam và Sembcorp, Singapore) được nhân rộng ra khắp cả nước, thu hút lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều địa phương.

Chào mừng các bạn đến với Khoa Kỹ Thuật.

Khoa Kỹ Thuật hiện có 5 ngành đào tạo: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật điện tử – viễn thông và Kỹ thuật cơ khí. Các ngành này đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp nhân lực kỹ thuật cho nhiều công ty trong các khu công nghiệp hiện đại.

Nhu cầu về kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện tử, cơ điện tử, tự động hóa… sẽ tiếp tục gia tăng do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước đã kích hoạt làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam cũng như kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các kỹ sư điện, điện tử, cơ điện tử, tự động hóa với nền tảng kiến thức vững chắc và giỏi về thực hành luôn tìm được cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Để giúp cho người học có được vị trí xứng đáng trong thị trường lao động, Khoa Kỹ Thuật xác định phương châm đào tạo của Khoa như sau:

  • Giúp người học có kiến thức nền tảng đủ rộng để có thể tự cập nhật kiến thức sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.
  • Giúp người học có kiến thức chuyên ngành đủ sâu để có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Giúp người học giỏi về thực hành nhờ hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, số giờ học thực hành lớn và chính sách phòng thí nghiệm mở.
  • Giúp người học hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu, sáng tạo nhờ hệ thống các đồ án môn học được bố trí từ thấp lên cao ở các năm học.
  • Giúp người học làm việc trong và ngoài nước trong thời đại toàn cầu hóa nhờ chuẩn đầu ra tiếng Anh IELTS 6.0.

Nhờ đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong giảng dạy, sinh viên của khoa đã nhanh chóng tìm được việc làm xứng đáng ngay sau khi tốt nghiệp và luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Chúc các bạn thành công trong nghề nghiệp.

PGS.TS Dương Hoài Nghĩa
Trưởng Khoa Kỹ thuật

Dương Hoài Nghĩa
PGS.TS
Trưởng khoa

Học vấn

  • Tiến sĩ ngành Điều khiển và Tự động hóa – Institut National Polytechnique de Grenoble, Pháp
  • Thạc sĩ ngành Điều khiển và Xử lý tín hiệu – Institut National Polytechnique de Grenoble, Pháp
  • Kỹ sư ngành Điện tự động – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điều khiển các hệ thống cơ điện
  • Công nghệ tính toán mềm

Nguyễn Xuân Hùng
Tiến sĩ
Phó Trưởng Khoa

Học vấn

  • Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Năng lượng – Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Năng lượng – Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc
  • Kỹ sư ngành Cơ khí – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Truyền nhiệt
  • Thiết bị trao đổi nhiệt
  • Hệ thống sấy
  • Mô phỏng quá trình truyền nhiệt.

 

Nguyễn Minh Hiền
Tiến sĩ
Chủ nhiệm Bộ môn Điện tử – Viễn thông

Học vấn

  • Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Điện & Máy tính, ĐH Illinois Urbana-Champaign, Hoa Kỳ
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện & Máy tính, ĐH Illinois Urbana-Champaign, Hoa Kỳ
  • Thạc Sĩ ngành Công nghệ Thông tin, ĐH Bách Khoa Hà Nội
  • Kỹ sư ngành Công nghệ Thông tin, ĐH Bách Khoa Hà Nội

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Xử lý tín hiệu & hình ảnh
  • Xử lý ảnh cộng hưởng từ (MRI)
  • Phát triển các thuật toán Compressed sensing/Machine learning/Pattern recognition trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh và xử lý ảnh

Lê Ngọc Huẩn
Tiến sĩ
Chủ nhiệm bộ môn Cơ điện tử

Học vấn

  • Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử – Trường Đại học Sungkuynkwan, Hàn Quốc
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử – Trường Đại học Sungkuynkwan, Hàn Quốc
  • Kỹ sư ngành Cơ – Điện tử – Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Robotics
  • Xử lý ảnh số
  • Các hệ thống thông minh

Trần Văn Luân
Tiến sĩ
Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Điện

Học vấn

  • Tiến sĩ Kỹ thuật về thị giác robot và Trí tuệ nhân tạo – Trường Đại học Quốc lập Trung Chính, Đài Loan
  • Thạc sĩ ngành Công nghệ Điện tử – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành Công nghệ Điện tự động – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Thị giác máy tính
  • Robot
  • Các hệ thống điều khiển tự động
  • Học sâu

 

Huỳnh Minh Cảnh
Tiến sĩ
Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

Học vấn

  • Tiến sĩ Kỹ thuật Điện, Chungyuan Christian University, Taiwan
  • Thạc sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Tự Động hóa, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, Việt Nam.
  • Kỹ sư Điện- Điện Tử, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Xử lý tín hiệu
  • Tự động điều khiển

 

Nguyễn Trung Nghiệp
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ – Đại học Keio, Nhật Bản
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Sản xuất – Trường Đại học Malaya, Malaysia
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Chế tạo – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Kỹ thuật chế tạo tiên tiến

 

Lê Nhật Tâm
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ Kỹ thuật – Trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Giao thông – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Giao thông – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Cơ khí
  • Cơ điện tử

Đào Xuân Quy
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ Xử lý tín hiệu và Viễn thông – Viện Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Tự động hóa, Cộng hòa Pháp
  • Thạc sĩ ngành Tự động hóa – Trường kỹ sư Ense3, Viện Bách khoa Grenoble
  • Kỹ sư chuyên ngành Tự động hóa – Trường kỹ sư Esisar, Viện Bách khoa Grenoble

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Xử lý tín hiệu
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Học sâu

Sử Khắc Huân
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ Kỹ thuật điện – Chonnam National University, Hàn Quốc
  • Thạc sĩ Kỹ thuật ngành Tự động hóa – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  •  Kỹ sư ngành Tự động hóa – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điều khiển tối ưu
  • Hệ thống phi tuyến;
  • Bộ quan sát phi tuyến;
  • Hệ thống lưu trữ năng lượng

Trần Quang Thành
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ Kỹ thuật điện và thông tin – Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul, Hàn Quốc
  • Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử – Đại học Bách Khoa, TP.HCM, Việt Nam
  • Kỹ sư Công nghệ điện tử – Đại học Công nghiệp TP.HCM, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Xử lý tín hiệu
  • Thông tin vô tuyến

 

Nguyễn Như Ý
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không – Nanyang Technological University, Singapore.
  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Phương pháp phần tử hữu hạn
  • Tối ưu hóa
  • Thiết kế máy

 

Nguyễn Văn Tiến
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Tiến sĩ kỹ thuật điện tử – Đại học Kookmin Hàn quốc
  • Thạc sĩ kỹ thuật điện tử – Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, Việt Nam
  • Kỹ sư kỹ thuật điện tử – viễn thông – Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Vi mạch
  • Trí tuệ nhận tạo
  • FPGA

Ngô Bắc Biển
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện tử – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điện tử công suất

Cao Thanh Việt

Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Tự động hóa – Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
  • Kỹ sư ngành Điện khí hóa – Cung cấp điện – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điều khiển tự động
  • Robotics (Probabilistic Robotics)

Trần Phương Nam

Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc Sĩ Kỹ thuật Cơ khí – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Kỹ Sư Cơ khí Chế tạo máy – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Cơ khí chế tạo
  • Tối ưu hóa hình học vật thể – Cơ khí chế tạo
  • Tối ưu hóa hình học vật thể

 

Thạch Dũng Chinh
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, TP. HCM
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật công nghiệp – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, TP. HCM

Lĩnh vực nghiên cứu

  • CAD/CAM/CNC
  • Thiết kế máy

 

Võ Văn Ân
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • NCS ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải, Hà Nội, Việt Nam
  • Thạc sĩ Kỹ thuật Viễn thông – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải, Hà Nội, Việt Nam
  • Kỹ sư Điện tử-Viễn thông – Trường Đại học Văn Hiến TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Hệ thống IoT
  • Hệ thống điều khiển thông minh
  • Thuật toán điều khiển tự động (phi tuyến, tuyến tính, tối ưu)
  • Máy bay không người lái (UAV)

 

Võ Thế Duy
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Điện tử – Viễn thông – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Máy học
  • 5G, 6G

Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điều khiển tự động
  • Điều khiển thông minh

Nguyễn Thành Sơn
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Hệ thống tự động hóa nhà máy
  • Hệ thống IoT

Nguyễn Việt Thắng
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ điện tử – Sinh – Trường Đại học Sunkyunkwan, Hàn Quốc.
  • Kỹ sư ngành Cơ điện tử – Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Robot
  • Xử lý ảnh
  • Hệ thống giám sát trong nhà máy

 

Phạm Lê Nam
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Hệ thống năng lượng- Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điện tử công suất
  • Hệ thống điện

Nguyễn Trí Cường
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ Kỹ thuật điện – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư Điện – Điện tử – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Hệ thống năng lượng tái tạo
  • Hệ thống điện

Phan Xuân Dũng
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Tự Động hóa, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, Việt Nam.
  • Kỹ sư Điện Khí hoá và Cung cấp điện – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Kỹ thuật chiếu sáng
  • Hệ thống điện

Nguyễn Trọng Nghĩa
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện – Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử – Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Hệ thống điện
  • Tối ưu dòng công suất (OPF)

Ung Thành Công
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ kỹ thuật cơ khí – NTUST Đài Loan
  • Kỹ sư kỹ thuật cơ khí – Đại học Bách khoa Tphcm

Lĩnh vực nghiên cứu

  • CAD CAM

Nguyễn Đức Cảnh
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí – ĐH Nông Lâm TP.HCM
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí – ĐH Nông Lâm TP.HCM

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Cơ giới hóa nông nghiệp

Ngô Thị Kim Linh
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Tự Động hóa, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, Việt Nam.
  • Kỹ sư Điện- Điện Tử, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

Võ Huy Lâm
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  •  Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Thiết kế máy
  • Các phương pháp gia công hiện đại

Nguyễn Ngọc Hay
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí, ĐH Công Nghiệp TPHCM, Việt Nam.
  • Kỹ sư ngành Cơ Điện Tử, ĐH Công Nghiệp TPHCM, Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Tự động hóa trong công nghiệp.
  • Robot công nghiệp

Diệp Thanh Hải
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện – Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Điều khiển tự động
  • Hệ thống thông minh

Nguyễn Ngọc Minh Đoàn
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sỹ Kỹ thuật Điện – Trường Đại Học Công Thương TP. HCM
  • Kỹ Sư Điện – Điện tử – Trường Đại Học Sài Gòn

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Chất lượng điện năng
  • Hệ thống điện

Huỳnh Văn Ý
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Cơ điện tử – Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành cơ điện tử- Đại học Lạc Hồng

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Bản sao kỹ thuật  số
  • Kho thông minh
  • AI
  • Robot
  • IoT cho PLC

Trịnh Ngọc Đức
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện – Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Tự động hóa trong công nghiệp
  • Điều khiển tự động

Hồ Anh Vũ
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

Lĩnh vực nghiên cứu

Nguyễn Quang Vinh
Tiến sĩ
Giảng viên

Học vấn

Lĩnh vực nghiên cứu

Dương Thị Kim Liên
Thạc sĩ
Giảng viên

Học vấn

Lĩnh vực nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Đức
Cử nhân
Trợ lý giáo vụ Khoa


Thái Minh Duy

Cử nhân
Trợ lý giáo vụ Khoa

Bùi Minh Phú
Tiến sĩ
Giảng viên cơ hữu

Lê Anh Tài
Thạc sĩ
Giảng viên cơ hữu

Đinh Hải Đăng
Cử nhân
Trợ giảng kiêm
trợ lý nghiên cứu

Toà nhà B. 08, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Hoà Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Email: engineering@eiu.edu.vn

TIN TỨC

Chuyến trải nghiệm thực tế tại Singapore của sinh viên EIU

Các bạn sinh viên EIU đã có chuyến tham quan, trải nghiệm và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích thông qua chuyến kiến tập tại các doanh nghiệp, tổ chức và cơ sở giáo dục ở Singapore.

Hành trình đi đến học bổng Amcham của nữ sinh EIU

Võ Phạm Mai Uyên – sinh viên Khoa kỹ thuật EIU đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để giành được Học bổng Amcham.

Buổi sinh hoạt bổ ích, ý nghĩa của các bạn Tân sinh viên Khoa Kỹ thuật

Buổi sinh hoạt bổ ích, ý nghĩa của các bạn Tân sinh viên Khoa Kỹ thuật

Seminar “Collaborative robot – Application and Research Potentials/Robot cộng tác – Tiềm năng ứng dụng và nghiên cứu”

Seminar “Collaborative robot – Application and Research Potentials/Robot cộng tác – Tiềm năng ứng dụng và nghiên cứu”

Lễ ra mắt BCH Đoàn Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Kỹ thuật

Lễ ra mắt BCH Đoàn Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Kỹ thuật

Hội thảo học thuật: IGUS® Low Cost Automation

Khoa Kỹ thuật EIU phối hợp cùng Công ty IGUS® tổ chức hội thảo học thuật với chủ đề: “IGUS® Low Cost Automation”.

Seminar “Collaborative robot – Application and Research Potentials/Robot cộng tác – Tiềm năng ứng dụng và nghiên cứu”

Seminar “Collaborative robot – Application and Research Potentials/Robot cộng tác – Tiềm năng ứng dụng và nghiên cứu”

Seminar chuyên đề khoa Kỹ thuật: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và kiểm định chương trình đào tạo theo ABET

Seminar chuyên đề khoa Kỹ thuật: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và kiểm định chương trình đào tạo theo ABET