Ngành đào tạo: | Mạng Máy Tính và Truyền Thông Dữ Liệu |
Tên chương trình: | Cử Nhân Mạng Máy Tính và Truyền Thông Dữ Liệu
( Bachelor of Computer Networks and Data Communications) |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Mã số ngành đào tạo: | 7480102 |
Tên văn bằng: | Cử Nhân Mạng Máy Tính và Truyền Thông Dữ Liệu
(Bachelor of Computer Networks and Data Communications) |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Đơn vị đào tạo: | Khoa Công nghệ thông tin |
Chương trình Cử nhân Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu áp dụng các kiến thức mới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong xây dựng và phát triển các hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp trong thời đại số, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng máy tính, bảo mật mạng và an toàn thông tin cho doanh nghiệp, phát triển, triển khai và quản lý các hệ thống cảm biến không dây (WSNs), Internet vạn vật (IoTs). Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành và trải nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều khóa học chuyên sâu, đa dạng giúp sinh viên mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng trong phân tích, đánh giá hiệu năng, đánh giá an toàn bảo mật của các hệ thống mạng máy tính và truyền thông, có khả năng tìm hiểu và nghiên cứu các chủ đề mới. Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc và nghiên cứu hiệu quả ở môi trường trong nước và quốc tế.
Thời gian đào tạo: 4 năm (không kể thời gian học anh văn đạt yêu cầu chuẩn đầu ra IELTS 6.0). Một năm học gồm 3 học kỳ chính và một học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính: 12 tuần; Học kỳ hè: 10 tuần.
Tổng số tín chỉ: 180.
Học phí: 24.000.000 đồng/năm*
*Học phí không thay đổi trong suốt niên khóa. Học phí chưa bao gồm học phí tiếng Anh trong năm đầu tiên (nếu có).
Định hướng đào tạo của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu:
- Quản trị Mạng máy tính: phân tích, thiết kế, triển khai và quản lý hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ, lưu trữ dữ liệu và ứng dụng phần mềm cho các công ty trong và ngoài nước.
- An ninh Mạng: phân tích, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, triển khai các biện pháp bảo mật và tư vấn về chính sách bảo mật. Phát triển các chính sách an toàn thông tin, kiểm tra và đánh giá rủi ro bảo mật, và giám sát hệ thống để phát hiện các hành vi đe dọa trong không gian mạng.
- Internet of Things: phát triển, triển khai và quản lý các hệ thống IoTs, bao gồm thiết kế các thiết bị IoTs, kết nối và tích hợp các cảm biến, và phát triển ứng dụng IoTs.
Chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục: CTĐT luôn được cập nhật và cải tiến theo hướng hiện đại gắn liền với nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. CTĐT đạt được chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GDĐT năm 2024 và được đánh giá là 1 trong những CTĐT đạt được điểm số cao nhất.
Học đi đôi với hành và trải nghiệm thực tiễn: Chương trình đào tạo được thiết kế ở các môn cơ sở ngành và chuyên ngành đều có 50% số giờ học thực hành tại các phòng LAB máy tính, Trung tâm anh ninh mạng của trường hợp tác với công ty ARIS – Nhật Bản. Trong suốt quá trình học, Sinh viên được học trải nghiệm thông qua kiến tập và thực tập tại doanh nghiệp.
CTĐT linh hoạt với nhiều định hướng nghề nghiệp: CTĐT được thiết kế linh hoạt, nhiều định hướng ngành để sinh viên dễ dàng chọn phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Sinh viên được tư vấn để có thể lựa chọn theo 3 định hướng chuyên ngành: Quản trị Mạng máy tính và truyền thông, An ninh Mạng, Internet of Things.
Cơ hội học tập nâng cao trình độ: Với cấu trúc của CTĐT, với chuẩn đầu ra tiếng anh IELTS 6.0 sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học lên bậc sau đại học ở các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên đạt được
PLO1: Vận dụng các kiến thức lý luận chính trị và khoa học xã hội, hiểu biết về pháp luật vào cuộc sống và chuyên môn nghề nghiệp; Hiểu biết về quốc phòng, an ninh để phát huy tinh thần yêu nước; Áp dụng kiến thức về tự rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe bản thân.
PLO2: Vận dụng các kiến thức nền tảng khoa học tự nhiên, cơ sở ngành để phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực MMT&TTDL.
PLO3: Thiết kế, triển khai và đánh giá các giải pháp liên quan đến ngành để đáp ứng được yêu cầu của ngành.
PLO4: Giao tiếp hiệu quả trong công việc.
PLO5: Có khả năng làm việc hiệu quả trong vai trò là một thành viên hoặc lãnh đạo của một nhóm thực hiện các công việc liên quan đến ngành nghề.
PLO6: Sử dụng tốt các thiết bị hiện đại của ngành và các công cụ phần mềm cần thiết cho ngành.
PLO7: Chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, ý thức phục vụ cộng đồng và có đạo đức nghề nghiệp.
PLO8: Tự học, tự nghiên cứu để phát triển kỹ năng chuyên môn, và khả năng khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT.
Ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt yêu cầu tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.0 (được quy định trong Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ bậc đại học ban hành theo Quyết định số 299/QĐ-ĐHQTMĐ ngày 14/10/2022).
Sinh viên tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau như:
- Kỹ sư quản trị hệ thống mạng máy tính: triển khai và quản lý hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ, lưu trữ dữ liệu và ứng dụng phần mềm cho các công ty trong và ngoài nước.
- Kỹ sư bảo mật mạng và an toàn thông tin: phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, triển khai các biện pháp bảo mật và tư vấn về chính sách bảo mật. Phát triển các chính sách an toàn thông tin, kiểm tra và đánh giá rủi ro bảo mật, và giám sát hệ thống để phát hiện các hành vi đe dọa.
- Kỹ sư trong lĩnh vực Internet of Things (IoTs): phát triển, triển khai và quản lý các hệ thống IoTs, bao gồm thiết kế các thiết bị IoTs, kết nối và tích hợp các cảm biến, và phát triển ứng dụng IoTs.
- Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ truyền thông mới cho các công ty, các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài nước.
- Giảng viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông; Trưởng phòng, lãnh đạo các dự án CNTT trong các công ty, tập đoàn trong nước và quốc tế; Khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông.
Xem thông tin tuyển sinh tại: Tuyển sinh EIU