Ngành Đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Tên chương trình Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

(Bachelor of Automation and Control Engineering)

Trình độ đào tạo Đại học
Mã số ngành đào tạo 7520216
Tên văn bằng Cử nhân Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

(Bachelor of Science in  Automation and Control Engineering)

Loại hình đào tạo Chính quy
Đơn vị đào tạo Khoa Kỹ thuật

Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa cung cấp kiến thức nền tảng về điện, điện tử, tín hiệu và hệ thống, lý thuyết điều khiển tự động và lập trình điều khiển, kết hợp với các công nghệ tiên tiến về vi xử lý, robot, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu để điều khiển các máy móc-thiết bị, thiết bị tự động nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ngày nay được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ các thiết bị điện tử tự động dân dụng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng trong nhiều lĩnh vực.

Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa tại Trường Đại học Quốc tế Miền đông (EIU) được thiết kế cân bằng giữa lý thuyết và thực hành giúp sinh viên nắm vững lý thuyết và thành thạo kỹ năng chuyên môn. Theo học ngành này, sinh viên được đào tạo kiến thức cốt lõi của ngành và có cơ hội lựa chọn theo hai định hướng chuyên sâu gồm Tự động hóa Công nghiệp và Hệ thống điều khiển.

Định hướng đào tạo của các chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa:

  • Tự động hóa công nghiệp: Tập trung tính toán, thiết kế và lập trình điều khiển hệ thống tự động, điều khiển robot, điều khiển giám sát thu thập dữ liệu từ xa qua mạng, xử lý ảnh, lập trình hệ thống nhúng trong lĩnh vực tự động hóa nhằm nâng cao năng suất, tối ưu hóa dây chuyền tự động hoặc hoạt động sản xuất.
  • Hệ thống điều khiển: Tập trung nghiên cứu, tính toán, điều khiển giám sát thu thập dữ liệu, phát triển giải thuật điều khiển, tìm kiếm giải pháp tối ưu cho các bộ điều khiển robot, bộ điều khiển khử tiếng ồn tích cực, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào trong hệ thống tự động nhằm cải tiến sản xuất.

Thời gian đào tạo: 4 năm (không bao gồm thời gian học anh văn đạt yêu cầu chuẩn đầu ra IELTS 6.0). Một năm học gồm 3 học kỳ chính và một học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính: 12 tuần; Học kỳ hè: 10 tuần.

Tổng số tín chỉ: 186.

Học phí không thay đổi trong suốt niên khóa. Học phí chưa bao gồm học phí tiếng Anh trong năm đầu tiên (nếu có).

Chương trình đào tạo ngành Kỹ Thuật Điều khiển và Tự động hóa đã đạt được kiểm định cấp chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cập nhật định kỳ theo hướng hiện đại dựa trên khung chương trình chuẩn của các ngành đã đạt kiểm định ABET.

Chương trình đào tạo có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học tự nhiên và toán trong khung giáo dục đại cương. Kiến thức cốt lõi ngành đủ rộng trong các lĩnh vực như điện, điện tử, tín hiệu và hệ thống, lý thuyết điều khiển tự động, vi xử lý và lập trình điều khiển. Kiến thức chuyên ngành đủ sâu theo hai định hướng: Tự động hóa công nghiệp và hệ thống điều khiển.

Chương trình đào tạo chú trọng phát triển tư duy thiết kế kỹ thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Chương trình chú trọng đến kỹ năng thực hành, thí nghiệm trên các thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tích hợp của các hãng nổi tiếng như Lucas-Nulle, Festo, Siemen, Omron, Mitsubishi… nhằm giúp sinh viên thành thạo kỹ năng chuyên môn.

Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng như mô hình học tập dựa trên vấn đề, mô hình học tập dựa trên dự án, cùng với kiến thức bổ trợ nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình, quản lý, tự học… để thích nghi với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp.

Kiến tập từ năm đầu tiên, thực tập tốt nghiệp toàn thời gian tại doanh nghiệp nhằm tăng cường sự trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm tạo lợi thế cạnh tranh trong việc ứng tuyển.

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh tối thiểu IELTS 6.0, tạo nền tảng cho sinh viên có lợi thế cạnh tranh, giao tiếp trong môi trường quốc tế.

Tài liệu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thường mang tính ứng dụng cao, cùng với việc bổ sung cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực cọ sát với thực tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đủ năng lực để học sau đại học ở các trường có uy tín trong và ngoài nước.

Các trung tâm khoa học công nghệ trực thuộc EIU luôn giúp đỡ hỗ trợ cho những ý tưởng sáng tạo của sinh viên như Trung tâm Sản xuất Tiên tiến (AMC), Trung tâm giải pháp bền vững (CSS), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC 4.0).

Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm tại các quốc gia có nền công nghiệp công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Singapore…

Sau chương trình học, sinh viên sẽ được:

  • PLO 1. Vận dụng các kiến thức lý luận chính trị và khoa học xã hội, hiểu biết về pháp luật  vào cuộc sống và chuyên môn nghề nghiệp, hiểu biết về quốc phòng, an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, có kiến thức về tự rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe bản thân.
  • PLO 2. Vận dụng các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kỹ thuật để mô tả, tính toán, giải quyết các bài toán kỹ thuật, mô phỏng các quá trình, thành phần, hệ thống trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Điều khiển tự động.
  • PLO 3.Vận dụng kiến thức chuyên môn để nhận diện, phát biểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật như phân tích, tính toán và đánh giá các quá trình, thành phần, hệ thống trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Điều khiển tự động.
  • PLO 4. Thiết kế một hệ thống, thành phần hoặc một quá trình đáp ứng được các yêu cầu mong muốn của các ràng buộc thực tiễn như kinh tế, môi trường, xã hội, chính sách, đạo đức, sức khỏe và an toàn, khả năng sản xuất và tính bền vững.
  • PLO 5. Giao tiếp hiệu quả và phù hợp bằng lời nói, văn bản, đa phương tiện với các bên liên quan trong môi trường kỹ thuật và xã hội, sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong trao đổi về các vấn đề chuyên môn.
  • PLO 6. Thể hiện khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm hiệu quả, quản lý công việc hiệu quả đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, mục tiêu đặt ra.
  • PLO 7. Sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ, phần mềm kỹ thuật để thí nghiệm, thực hành kỹ thuật trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Điều khiển tự động.
  • PLO 8. Thiết kế và thực hiện thí nghiệm, phân tích số liệu thực nghiệm thu thập được nhằm mô tả các quá trình, tiến trình điện, điện tử và tổng hợp thông tin để rút ra kết luận hợp lý; Khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn.
  • PLO 9. Nhận biết trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, đạo đức nghề nghiệp, liêm chính và hành xử chuyên nghiệp trong các tình huống liên quan kỹ thuật.
  • PLO 10. Nhận biết sự cần thiết của việc học suốt đời; tự học, tự nghiên cứu  và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết để thích ứng môi trường làm việc.

Thực hành, thực tập

Sinh viên có thể sử dụng cơ sở vật chất, dữ liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy các học phần, môn học, thực hành, thực tập,… trong CTĐT tại các Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ như:

  • EIU Fablab,
  • Trung tâm các giải pháp bền vững Sembcorp-EIU,
  • Trung tâm đổi mới sáng tạo công nghiệp 4.0 (IIC),
  • Trung tâm sản xuất tiên tiến.

Bên cạnh đó, Trường thuộc hệ sinh thái Becamex nên có điều kiện phối hợp để sử dụng cơ sở vật chất, dữ liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy các môn học, thực hành, kiến tập hoặc thực tập trong CTĐT với các doanh nghiệp, bệnh viện thuộc Tổng công ty Becamex IDC như:

  • Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
  • Công ty cổ phần và công nghệ truyền thông VNTT,
  • Bệnh viện quốc tế Becamex,….

Phòng thực hành, thí nghiệm

Các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành hiện đại, phục vụ hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học của chương trình:

I. HỆ THỐNG PHÒNG THỰC HÀNH, THÍ NGHỆM

1. HỆ THỐNG PLC

Bộ lập trình PLC cơ bản, nâng cao

Mạng truyền thông công nghiệp

Bộ điều khiển vị trí, servo, truyền động xoay chiều

Địa điểm: P. 201- B11

2. ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Bộ chuyển đổi công suất

Động cơ điện 1 chiều

Động cơ không đồng bộ

Bộ điều khiển động cơ

Bộ đo dòng/áp, công suất

Địa điểm: P. 302-304 – B11

3. LẮP ĐẶT ĐIỆN

Bộ lắp đặt điện công nghiệp

Tủ cung cấp điện

Tủ điện điều khiển và giám sát và vận hành máy phát điện

Địa điểm: P. 203 – B11

4. MÁY ĐIỆN

Máy biến áp 1 pha, 3 pha

Máy điện 1 chiều, xoay chiều

Máy điện không đồng bộ 3 pha

Mạch bảo hòa động cơ

Địa điểm: P. 215 – B11

5. KHÍ NÉN THỦY LỰC

Hệ thống piston-xy lanh và van điều khiển

Động cơ khí nén – thủy lực

Bộ điều khiển bằng khí nén – thủy lực

Địa điểm: P. 102 – B11

6. CHIẾU SÁNG

Hệ thống chiếu sáng thông minh

Hệ thống đo màu, độ rọi

Quả cầu tích hợp

Địa điểm: P. 217 – B11

7. CƠ ĐIỆN TỬ

Hệ thống điều khiển, thu thập dữ liệu và giám sát tự động

Cánh tay robot công nghiệp

Công nghệ RFID

Địa điểm: P. 102 – B11

8. KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Linh kiện điện tử

Khuếch đại thuật toán

Bộ vi xử lý

Hệ thống đo lường

Địa điểm: P. 205 – 207 – B11

II. GIỚI THỆU CÁC TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO DÀNH CHO SINH VIÊN

1. IIC: Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 là nơi nghiên cứu-phát triển ứng dụng, cung cấp các giải pháp số hóa, tự động hóa hệ thống các thiết bị nhằm chuyển đổi công nghệ sản xuất; các giải pháp thu thập và phân tích dữ liệu hoạt động của hệ thống thiết bị nhằm tối ưu hiệu quả thực thi sản xuất của nhà máy và doanh nghiệp.

2. AMC: Trung tâm sản xuất tiên tiến là nơi cung cấp các giải pháp thiết kế, gia công chế tạo, đo lường, đảm bảo chất lượng trong cơ khí chế tạo máy. AMC được trang bị nhiều chủng loại thiết bị hiện đại nhất hiện nay bao gồm: Thiết bị CNC (3, 4, 5 trục), thiết bị CAD/CAM, thiết bị gia công cơ (tiện, phay, bào), thiết bị đo lường và quản lý chất lượng (CMM), thiết bị sản xuất sản phẩm nhựa, thiết bị xử lý bề mặt, sơn, nhiệt luyện…

3. SSC: Trung tâm các giải pháp bền vững Sembcorp – EIU hỗ trợ đào tạo, đáp ứng đa dạng các nhu cầu nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, bền vững. Trung tâm được trang bị hệ thống thiết bị giảng dạy hiện đại về điện gió, điện mặt trời, hệ thống chuyển đổi và lưu trữ điện năng. Ngoài ra, trung tâm còn được trang bị các thiết bị phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử công suất như dao động ký, đầu dò vi sai, đầu đo dòng, phần mềm thiết kế PLECS và KIT DSP để lập trình điều khiển các mạch chuyển đổi DC/AC, DC/DC, AC/AC, AC/DC…

4. FabLab: Phòng thí nghiệm chế tác mở, trang bị máy móc thiết bị như in 3D, laser, tiện, phay, dụng cụ đo lường điện, điện tử… hỗ trợ sinh viên chế tạo thử nghiệm các ý tưởng từ đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp và các ý tưởng phát triển sản phẩm khác. Sinh viên được sử dụng không gian làm việc và thiết bị tại FabLab miễn phí trong suốt quá trình học tại trường. Sinh viên sử dụng các thiết bị và không gian tại FabLab cho các hoạt động học tập với phương châm học từ thực hành, thực hành để học.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá có đủ năng lực làm việc ở vị trí kỹ sư điều khiển và tự động hóa, kỹ sư điện-điện tử trong các lĩnh vực như điều khiển hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất, điều khiển Robot, lập trình điều khiển hệ thống nhúng, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, cải tiến sản xuất, vận hành sản xuất, quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, kinh doanh kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, tư vấn dịch vụ kỹ thuật, … tại các nhà máy, xí nghiệp, học viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo. Sinh viên có thể tiếp tục học sau đại học ở trong nước cũng như ở nước ngoài, hoặc có thể khởi nghiệp, làm lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đã tuyển sinh từ năm học 2011 đến nay, đã đạt được những vị trí nhất định về chất lượng đào tạo thông qua cựu sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa và cũng đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại Tỉnh Bình Dương nói riêng và các khu vực lân cận nói chung.

Đối tượng:

– Người học đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

– Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật (tham gia và hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm hiện hành).

Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

–  Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học cho mỗi năm xét tuyển;

–  Có đủ sức khỏe để học tập;

– Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Phương thức:

– Trường tổ chức xét tuyển bằng các phương thức chính sau: phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; phương thức xét tuyển theo kết quả học tập trong học bạ THPT; phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; và phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

– Thông tin về đối tượng tuyển sinh, phạm vi tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện nhận hồ sơ, nguyên tắc xét tuyển và các thông tin cần thiết cho thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Trường được công bố mỗi năm.

Xem thông tin Tuyển sinh EIU